Khảo sát cho thấy mức lương theo giờ mà nhân viên bán hàng tại cửa hàng, quầy hàng, siêu thị nhận được là khoảng 25.000 đồng/giờ - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM đã khảo sát với 12 doanh nghiệp thường xuyên sử dụng lao động trả lương theo giờ.
Thấp nhất 22.000 đồng, cao nhất 110.000 đồng
12 doanh nghiệp được khảo sát lần này đa dạng ngành nghề. Trong đó có hai khách sạn: Equatorial TP.HCM, Novotel Saigon Centre.
Cạnh đó là các công ty TNHH: Một thành viên Thảo cầm viên Sài Gòn, King Coffee, Sáu Cua, Khách sạn - Massage V1, Nhà hàng giải trí KingTon, và các công ty cổ phần: Dịch vụ cà phê Cao Nguyên, Thương mại QSR Việt Nam, Pizza Ngon, Kem An Minh, Aka House.
Kết quả cho thấy nhân viên giúp việc, tạp vụ có mức lương thấp nhất (22.600 đồng/giờ). Các ngành, nghề như phục vụ ở quán cà phê, thu ngân, nhà hàng, chăm sóc khách hàng, phụ bếp... có mức lương không quá chênh lệch, dao động từ 23.000 - 35.000 đồng/giờ.
Đặc biệt, quản lý kinh doanh đang là ngành có mức thu nhập cao nhất với 110.000 đồng/giờ.
Khó nắm bắt quy trình, dễ nảy sinh mâu thuẫn
Nhiều mặt hạn chế đối với người lao động làm công việc trả lương theo giờ cũng được khảo sát này chỉ ra. Cụ thể, việc phải thường xuyên thay đổi công việc, thời gian gắn bó không đủ dài nên người lao động khó nắm bắt được hết quy trình làm việc.
Điều này có thể khiến năng suất lao động không đạt được như mong đợi; dễ phát sinh mâu thuẫn giữa lao động cố định và nhân viên làm theo giờ bởi cả hai cùng thực hiện một lượng công việc, thời gian nhưng không nhận được những lợi ích tương tự.
Người lao động làm việc theo giờ thường chỉ thuê trong một thời điểm, không có sự cam kết lâu dài với doanh nghiệp. Vì vậy, việc tuân thủ nội quy, kỷ luật nơi làm việc còn chưa đảm bảo.
Thủ tướng: Tiền lương, thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt
Dù tiền lương và thu nhập người lao động đã được cải thiện rõ rệt, song Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước vẫn quan tâm ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động.