Trà Ngọc Hằng sinh năm 1990, được biết đến là Hoa khôi Đất Mũi, Top 10 Siêu mẫu Việt Nam 2010, Á hậu 1 Hoa hậu Quốc tế người Việt năm 2011. Trước khi tạm ngưng các hoạt động nghệ thuật để tập trung kinh doanh, Trà Ngọc Hằng từng hoạt động sôi nổi ở lĩnh vực ca hát, diễn xuất và làm người mẫu.
Tuy nhiên, khi đang hết mình với đam mê, cô phát hiện mình có thai. Thời điểm đó, người mẫu 9X hết sức lo lắng, bởi cô và bạn trai đã chia tay vài tháng. Nữ người mẫu cho biết vì không muốn người nhà lo, cô không báo tin mang thai. Thậm chí, cô cũng cho người giúp việc nghỉ, một mình làm mọi thứ. Có những hôm, tâm trạng mệt mỏi, buồn chán, Trà Ngọc Hằng chỉ ăn mì gói qua ngày.
Người mẫu 9X bồi hồi nhớ lại: "Là người nổi tiếng, lời ra tiếng vào nhiều nên tôi cũng cẩn thận, chỉ ở nhà không muốn gặp ai vì sợ ảnh hưởng tâm lý lúc mang thai. Lúc đó tôi cũng sống ở khu nhà hiện tại nhưng tôi như 'tránh thế giới'. Đi uống cà phê hay xuống công viên, tôi cũng đợi đến 8-9h tối, khi mọi người đã ra về, không còn ai".
Khi đang hết mình với đam mê, Á hậu Trà Ngọc Hằng phát hiện mình có thai.
Trà Ngọc Hằng cho biết bản thân vốn là người mạnh mẽ. Từ bé, cô đã luôn tự vượt qua mọi chuyện một mình. Dù căng thẳng, mệt mỏi và có nhiều lo lắng, sau một thời gian, cô cũng lấy hết can đảm báo tin mang thai cho mẹ ruột. Cũng từ đó, tâm trạng cô thoải mái hơn, vui vẻ chào đón con gái Sophia ra đời.
Là mẹ đơn thân, Trà Ngọc Hằng sớm đặt ra những tiêu chí dạy con gái sớm nắm bắt hạnh phúc cho chính mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Tưởng chừng như thiên thần nhỏ của người đẹp Trà Ngọc Hằng vẫn còn quá nhỏ để hiểu hết những điều mẹ dạy nhưng có lẽ, sớm chuẩn bị cho con gái mọi "hành trang" quan trọng để trưởng thành mỗi ngày đã cho thấy hướng đi tích cực của "người mẹ đơn thân" này.
Bé Sophia hay quấn quýt bên mẹ, nhưng mỗi lần được mẹ cho món ăn, hay thức uống gì thì bé đều tự mình chăm sóc bản thân được. Trà Ngọc Hằng nhắn gửi con gái: "Con phải độc lập. Con không cần giỏi nhất, nhưng phải đủ hiểu biết, đủ độc lập, đủ đảm đảm đang, đủ làm chủ cuộc đời mình".
Trong thời gian qua, ở mỗi dự án, mỗi hoạt động của Trà Ngọc Hằng đều chứa đựng những ước muốn nhiều hơn cho bản thân. Đó là trái tim một người làm mẹ, trái tim lắng nghe và đi cùng với con như một người bạn.
Cô cho biết, dù bé còn nhỏ, và bản thân cô làm mẹ thì gần như có thể hoàn toàn quyết định mọi việc theo ý mình, nhưng Trà Ngọc Hằng luôn cố gắng giữ lời hứa với con gái. Đi đâu, làm gì, bận rộn đến đâu, khi đã hứa với con là cô sẽ phải thực hiện cho bằng được. Đó chính là bài học rõ ràng, thực tế và giá trị nhất về lời hứa mà con có thể cảm nhận được ngay.
Và một trong những đức tính Trà Ngọc Hằng hy vọng ngày một làm đầy thêm trong tâm hồn con gái, đó là hiếu thảo và quan tâm. Cô nhắn nhủ với Sophia: "Con phải biết quan tâm và hiếu thảo với gia đình. Con phải luôn chia sẻ với mọi người".
Có thể thấy, nữ ca sĩ vừa dạy con gái tính độc lập, không dựa dẫm quá nhiều vào mẹ hay người thân, tự mình chăm sóc và nắm lấy hạnh phúc của mình, thì điều mà Trà Ngọc Hằng luôn mong con ghi nhớ đó là về gia đình. Vì đó là nguồn cội, là gốc rễ, là nơi để con thấy vững tâm khi bước vào đời.
Đặt chữ hiếu lên đầu như chính Trà Ngọc Hằng răn dạy bản thân mình. Nhìn vào con gái, một tấm gương phản chiếu non thơ của cô thuở nào, cô càng mong muốn dạy lại cho con sự quan tâm, yêu thương chân thành để tạo dựng những mối quan hệ vững bền cho con đường trưởng thành mai này.
Một trong những đức tính Trà Ngọc Hằng hy vọng ngày một làm đầy thêm trong tâm hồn con gái, đó là hiếu thảo và quan tâm.
Mới đây, người đẹp sinh năm 1990 tiếp tục đưa ra 3 cách dạy con của mình để tránh những nguy hiểm không may xảy ra sau vụ 2 bé gái bị bắt cóc ở phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Thứ 1: Không được đi với bất kỳ một ai nếu không có sự đồng ý của mẹ.
Thứ 2: Không được tuỳ tiện nhận quà của 1 ai nếu như chưa được sự đồng ý của mẹ, vì dễ dàng nhận quà của người khác đồng nghĩa với việc người ta muốn dụ mình sẽ mang quà ra dụ.
Thứ 3: Không được thay đồ ở nơi công cộng hay trước mặt một ai đó dù là người thân quen, phải tập sống quy tắc cho bản thân và tư duy từ bé...
Không thừa nhận mình là bà mẹ hoàn hảo, Trà Ngọc Hằng vẫn đang nỗ lực để mang lại những điều tốt nhất cho con, bao gồm cho con cuộc sống đầy đủ và đồng hành, chỉ bảo Sophia thành một cô bé trưởng thành, được sống theo sở thích và biết yêu thương, trân trọng mọi điều xung quanh.
"Tôi muốn con sống đúng với lứa tuổi của mình. Còn sau này nếu con có thể đi theo con đường nghệ thuật, làm người mẫu hay bất cứ công việc gì khác, tôi vẫn ủng hộ. Tất nhiên, nếu Sophia sau này làm cùng ngành nghề với mẹ chắc sẽ thú vị lắm" - cô nói.
Cách dạy con của Trà Ngọc Hằng từng nhận được nhiều sự ủng hộ từ công chúng.
Giống như chim mẹ dạy chim con biết bay và tự đi kiếm mồi, việc chúng ta đào tạo cho con khả năng độc lập cũng rất quan trọng. Chắc chắn bạn chẳng bao giờ nghe thấy chim mẹ nói với con của nó rằng: "Con cứ ở trong tổ này. Ở ngoài kia nhà cửa nhiều lắm, con sẽ rất khó bay và chẳng kiếm được thức ăn. Con cứ ở mãi trong tổ càng lâu càng tốt".
Dù bạn cố bao bọc trẻ thế nào thì cũng không thể đi theo con suốt cuộc đời, vì thế bạn cần dạy con khả năng độc lập ngay từ bé để con có thể trở thành người trưởng thành không phụ thuộc. Ngoài ra, còn có 10 lý do sau đây bạn nên dạy bé độc lập, theo liệt kê của trang web familyshare:
Ảnh minh họa
1. Dạy trẻ độc lập chính là trao cho bé thông điệp: "Con có giá trị, hữu ích và có khả năng".
2. Bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ trong tất cả công việc bọn trẻ có thể làm: Bọn trẻ cần tự dọn dẹp phòng của chúng, tự giặt quần áo của mình và làm một số việc khi gia đình chuẩn bị bữa ăn.
3. Bạn sẽ trở thành những bậc phụ huynh tốt hơn: Bạn muốn con mình sẽ trở thành những người lớn có khả năng độc lập.
4. Đó chính là lời nhắc nhở bọn trẻ: "Con có thể làm việc này". Bọn trẻ sẽ làm nhiều việc nhanh chóng hơn và tốt hơn.
5. Bé học cách tự lập cũng có ích cho việc học các kiến thức học thuật. Những điều bé đang học sẽ có thể được áp dụng vào những việc bé đang làm. Ví dụ, khi bé tìm hiểu việc nướng bánh, sự hiểu biết các phép đo lường trong toán học sẽ có ích nhiều hơn.
6. Lòng tự trọng của bé sẽ được nuôi dưỡng. Lòng tự trọng thực sự xuất phát từ làm những việc cho chính mình.
7. Trẻ sẽ đánh giá bạn cao hơn. Sau một lần tự sửa đồ hoặc nấu ăn, bé sẽ nhận ra công việc đó khó khăn như thế nào.
8. Bé sẽ có đủ lòng can đảm và tự tin để thử làm những điều mới hay những việc khó khăn hơn.
9. Sự nghiệp làm cha mẹ của bạn sẽ có nhiều ý nghĩa hơn. Bạn đang đào tạo cho con mình trở thành một người lớn độc lập và tất cả những gì bạn làm đều hướng tới mục tiêu đó.
10. Bọn trẻ có thể sẽ ra ở riêng khi chúng lớn.
Khi được đào tạo tốt, trẻ sẽ có thể tự bay trên đôi cánh của riêng mình và tự chăm sóc được bản thân. Ảnh minh họa
Nhiều bậc phụ huynh không hiểu được tầm quan trọng của việc đào tạo con cái thành người độc lập. Như trường hợp của Freida (sống tại Mỹ), vốn lớn lên trong một gia đình mà mẹ rất căn cơ. Vì thế, khi có con, Freida tự hứa rằng sẽ không bao giờ nói "Không" với bé. Và bây giờ con trai cô đã 35 tuổi nhưng anh chàng vẫn không biết tự lo cho bản thân, thậm chí Freida vẫn phải quản lý tài khoản ngân hàng và tài chính cho anh ta. Anh chàng này có hạnh phúc không? Chắc chắn là không.
Nhiều bậc cha mẹ có thể cho rằng việc cố bắt con tự làm là khắc nghiệt. Họ vẫn yêu cầu con làm nhưng nếu bé rên rỉ, họ sẽ đổi ý, xắn tay vào làm thay trẻ.
Ngược lại, về phía những bậc phụ huynh đã hướng đến mục tiêu nuôi dạy con độc lập, họ hiểu rằng việc dạy con độc lập có thể khiến bé không hài lòng và yêu quý cha mẹ trong một thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, bé sẽ hiểu bạn đủ yêu con để không can thiệp nếu như bé tuân theo các quy định của bố mẹ.
Các bậc cha mẹ này hiểu rằng, nếu họ tiếp tục kiểm tra những việc con làm và tập trung vào việc dạy con độc lập, sau đó họ sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng. Đầu tiên là hướng dẫn con cách làm, làm chung với con, sau đó để con tự làm một mình, và kiên quyết không làm hộ những gì bé có khả năng tự làm.
Khi được đào tạo tốt, trẻ sẽ có thể tự bay trên đôi cánh của riêng mình và tự chăm sóc được bản thân. Đó mới chính là mục tiêu của những bậc cha mẹ chân chính.
Nhờ trẻ đưa ra chỗ đậu xe hoặc chỉ đường về nhà
Để giúp con phát triển kỹ năng điều hướng và ghi nhớ, dù đi bất kỳ đâu, bố mẹ nên để trẻ dẫn đến chỗ đậu xe hoặc chỉ đường về nhà. Cách làm này giúp trẻ tự tin và xây dựng tính độc lập. Có thể áp dụng phương pháp này kể cả khi chạy bộ, câu cá hay đưa con đi mua sắm cùng.
Ảnh minh họa
Dạy con ghi nhớ tên họ đầy đủ của mình
Nhiều trẻ dù lớn nhưng lại không biết tên họ đầy đủ của mình, vì chúng thường được gọi với biệt danh ở nhà. Việc này khá nguy hại trong trường hợp con bị lạc đường. Ngay từ nhỏ, nên dạy trẻ tên họ đầy đủ của chúng, của bố mẹ cũng như phải ghi nhớ địa chỉ nhà riêng, số điện thoại của bố mẹ trong trường hợp khẩn cấp.
Sắp xếp lại nhà cửa giúp trẻ tiếp cận mọi thứ an toàn
Trẻ biết sắp xếp đồ chơi, phòng ốc lúc còn nhỏ thì khi trưởng thành, chúng sẽ trở nên tự lập. Bởi vậy, người lớn nên đặt những đồ dùng trong nhà như khăn ăn, bát đĩa, nước và quần áo... ở những vị trí mà trẻ có thể với tới và dễ tiếp cận. Nên để trẻ tự làm mọi việc của mình ngay từ khi nhỏ, nếu không, con bạn sẽ chẳng còn cơ hội tự lập nữa.
Việc tham gia vào việc nhà sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng tự lập từ sớm. Khi được giao nhiệm vụ như dọn dẹp phòng, gấp quần áo hoặc phụ dọn cơm... là cách mà trẻ học được sự tự lập, cũng như chăm sóc bản thân mà không phụ thuộc vào người khác.
Kỹ năng này không chỉ quan trọng trong giai đoạn khi trẻ còn bé mà còn là nền tảng vững chắc cho cuộc sống độc lập sau này khi trẻ trưởng thành.
Đừng thúc ép công việc với trẻ thường xuyên
Nếu bạn thường xuyên cằn nhằn, sẽ chỉ phản tác dụng vì khiến trẻ chán không muốn làm việc, ngày càng phụ thuộc vào cha mẹ. Bởi vậy, đừng bao giờ cằn nhằn những câu kiểu như: "Đừng quên rửa bát nếu con muốn thêm thời gian chơi". Nói như vậy, trẻ sẽ quen với việc bị thúc ép và nhắc nhở chứ không phải tự chúng muốn làm.
Chỉ nên nhắc nhở trẻ một lần, sau đó tạo cơ hội cho chúng chứng minh bản thân có thể tự lập.
Ngay từ nhỏ, nên dạy trẻ tên họ đầy đủ của chúng, của bố mẹ cũng như phải ghi nhớ địa chỉ nhà riêng, số điện thoại của bố mẹ trong trường hợp khẩn cấp. Ảnh minh họa
Cho trẻ cơ hội lựa chọn ngay cả khi được khen thưởng
Cha mẹ khi muốn khen thưởng con bằng một thứ gì đó như kẹo bánh, trái cây, nên hỏi xem chúng muốn bao nhiêu quả/cái. Ví dụ: "Con muốn ba hay năm quả táo?", thường trẻ sẽ chọn số lớn hơn và cảm thấy bản thân như hoàn thành một đầu việc được giao. Bằng cách này, chúng sẽ trở nên tự tin hơn mà cũng rèn được tính tự lập.
Việc cho trẻ tiếp xúc với những con số cũng như việc tự đưa ra quyết định sẽ giúp chúng hiểu hơn về giá trị đồng tiền.
Khuyến khích trẻ tự chơi một mình
Khi trẻ một tuổi, bạn có thể khuyến khích chúng tự chơi một mình. Hãy bắt đầu bằng việc để trẻ chơi trong phòng vài phút mà không có người lớn kèm, sau đó tăng dần thời gian.
Mỗi khi vào bếp chuẩn bị bữa tối, cũng nên đưa trẻ chiếc bát và một vài cái thìa để chúng chơi một mình. Nếu những cách trên không hiệu quả, có thể cho trẻ ăn một bữa nhẹ trong lúc chờ bố mẹ hoàn thành công việc.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình tự làm việc không có sự trợ giúp của cha mẹ, sẽ có những tình huống bất ngờ mà trẻ cần phải tự mình giải quyết. Điều này sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển tư duy logic, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, nhanh gọn.
Trách nhiệm
Việc để trẻ hoàn thành các công việc cũng giúp các bé có thêm ý thức về trách nhiệm của bản thân. Mỗi đứa trẻ học được rằng, mỗi việc làm của mình đều cần có trách nhiệm thực hiện tốt và đúng hẹn.
Tự lập trong mọi việc của mình thường đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ, vì thế trẻ sẽ học được các bài học về giá trị của sự kiên nhẫn. Ảnh minh họa
Lòng kiên nhẫn
Tự lập trong mọi việc của mình thường đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ, vì thế trẻ sẽ học được các bài học về giá trị của sự kiên nhẫn, sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng để đạt được kết quả tốt nhất.
Phát triển kỹ năng giao tiếp
Trong quá trình hình thành tính tự lập, cha mẹ nên khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến và thảo luận với các thành viên khác. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, học cách lắng nghe và thể hiện quan điểm của mình một cách rõ ràng.
Tăng cường sự tự tin
Khi trẻ hoàn thành một công việc, dù kết quả thế nào, trẻ sẽ cảm thấy tự tin và tự hào về việc bản thân. Sự tự tin là một trong những nền tảng quan trọng cho sự phát triển cá tính và nỗ lực đạt thành công trong xã hội của trẻ ở thì tương lai.
Theo các chuyên gia tâm lý, các bậc cha mẹ cần tránh những sai lầm sau khi dạy dỗ con, theo Reader's Digest.
Không kiểm soát được cơn giận
Sự tức giận, bực bội của cha mẹ với con cái có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng, khiến chúng có xu hướng ngỗ ngược và chống đối hơn. Khi cha mẹ học được cách kiểm soát cơn giận, họ sẽ nhận thấy hành vi của con cải thiện đáng kinh ngạc, Reader's Digest dẫn lời chuyên gia tâm lý người Mỹ Jeffrey Bernstein.
Ví dụ, cha mẹ sẽ dễ bực bội vì con không thể tự mang giày vào buổi sáng khi đi học và khiến trễ giờ. Thay vì la mắng con và làm trẻ chống đối thì họ nên chuẩn bị sớm hơn khoảng 5 đến 10 phút, tiến sĩ Bernstein nói.
So sánh con mình với người khác
Một trong những hành vi sai lầm nhất của cha mẹ là so sánh cái chưa ngoan của con mình với cái tốt của những đứa trẻ khác, kể cả anh chị em trong gia đình. Mục đích là để con mình sẽ ngoan hơn.
Tuy nhiên, cách này không những khiến chúng không tốt hơn mà còn làm tổn hại lòng tự trọng của con, theo Reader's Digest.
Chăm sóc con quá kỹ
Cha mẹ yêu thương con cái là điều hết sức bình thường. Nhưng yêu thương đến mức chăm sóc quá kỹ, không cho không gian để con tự lập sẽ kiềm chế sự phát triển của trẻ.
Trẻ em sẽ bắt đầu có khả năng tự chăm sóc bản thân khi đến một độ tuổi nhất định. Việc chăm sóc con quá kỹ, thay con làm mọi thứ là cách nuôi dạy con độc hại, khiến trẻ khó học hỏi thêm các kỹ năng mới, tiến sĩ Greenberg giải thích.
Cha mẹ cần giao việc cho con tùy thuộc vào từng lứa tuổi, từ dắt chó đi dạo đến giặt giũ, lau dọn nhà. Ngoài ra, thứ tự chào đời, là anh chị lớn hoặc em út trong gia đình cũng sẽ ảnh hưởng đến đặc điểm tính cách của từng trẻ. Do đó, cha mẹ cần dạy dỗ với những cách tiếp cận khác nhau, theo Reader's Digest.
Cặp song sinh của Hà Hồ được khuyến khích làm một việc mà các bậc cha mẹ thông thái trên thế giới đều dạy con
GĐXH - Có bố mẹ là những nghệ sĩ giải trí hàng đầu showbiz Việt, cặp song sinh của Hà Hồ và Kim Lý được dạy dỗ chỉn chu từ bé, không được quá nuông chiều như nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khác.
Nghiên cứu tại Đại học Harvard: 10 hành vi dạy dỗ của cha mẹ khi con còn bé có thể ngăn cản chúng thành công lúc lớn lên
GĐXH - Cha mẹ đặt kỳ vọng rất cao vào con cái, nhưng trong cuộc sống, một số hành vi vô tình làm giảm sự tự tin của con khi còn nhỏ và hạn chế cơ hội thành công của chúng khi trưởng thành.
Bình luận