Theo quyết định 1431/QĐ-CTN do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký ngày 28/11, có 42 cá nhân được phong tặng danh hiệu NSND. Trong đó, có nhiều cái tên được khán giả yêu thích như NSƯT Xuân Bắc, Thanh Lam, Tấn Minh...
Các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND đều được chọn lựa từ 139 hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân của 5 Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước trình Chủ tịch nước.
Bên cạnh những gương mặt đã quá quen thuộc, có hai gương mặt được cho là trẻ nhất trong đợt phong tặng này khiến không ít khán giả tò mò.
NSƯT Quế Trân
Quế Trân sinh năm 1981 và lớn lên trong một gia đình có truyền thông nghệ thuật. Ngoài là con gái ruột của NSND Thanh Tòng , cô còn là hậu duệ đời thứ 5 của đại gia đình tuồng cổ Bầu Thắng - Minh Tơ.
Được tiếp cận với cải lương ngay từ nhỏ, Quế Trân cũng sớm bộc lộ tài năng và theo các đoàn cải lương Minh Tơ, 284, Đồng Ấu Bạch Long... đi diễn. Đến khi tròn 18 tuổi, cô đã đạt được Huy chương Vàng giải thưởng Trần Hữu Trang.
Đồng thời, tên tuổi của Quế Trân gắn liền với nhiều vở nổi tiếng phải kể đến như: Trắng hoa mai, Khúc ly hương, Con mắt thời gian, Bên cầu dệt lụa...
Với công chúng, nữ nghệ sĩ 8X được nhắc nhớ là một "cô đào" xinh đẹp, có má lúm đồng tiền duyên dáng cùng tài năng đáng kính nể.
Năm 2011, cô chính thức được nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT. Ngoài nghệ thuật, Quế Trân còn vinh dự là đại biểu HĐND TP.HCM khóa 8 (2011 - 2016), khóa 9 (2016 - 2021)...
Nghệ sĩ Quế Trân còn là đại biểu HĐND TP. Hồ Chí Minh khoá 8 (2011-2016) và khóa 9 (2016-2021), khu vực bầu cử huyện Bình Chánh.
Ở độ tuổi ngoài 40, cô vẫn lẻ bóng nhưng nhận được nhiều lời khen ngợi khi giữ gìn được nhan sắc trẻ trung, cuốn hút.
Nghệ sĩ Bùi Công Duy
Nghệ sĩ violin Bùi Công Duy - phó giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam - là một trong những gương mặt trẻ tuổi nhất được phong tặng danh hiệu lần này. Anh sinh năm 1981.
Được biết, Bùi Công Duy là Phó giám đốc trẻ nhất trong lịch sử gần 70 năm của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Bùi Công Duy từng là tài năng trẻ của âm nhạc Việt Nam với nhiều giải thưởng quốc tế lớn, trong đó có giải nhất cuộc thi Tchaikovsky dành cho lứa tuổi trẻ năm 1997.
Tốt nghiệp nghiên cứu sinh Nhạc viện Tchaikovsky (Nga), Bùi Công Duy là người nước ngoài đầu tiên trở thành thành viên của dàn nhạc dây Virtouse Moscow danh tiếng trên thế giới.
Anh cùng vợ là nghệ sĩ biểu diễn piano Trinh Hương (con gái nhạc sĩ Phú Quang) về nước làm việc khi sự nghiệp ở nước ngoài của cả hai người đang lên nhanh. Hai vợ chồng cùng giảng dạy tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và biểu diễn các chương trình hòa nhạc lớn.
Bùi Công Duy được phong giáo sư danh dự Đại học Nghệ thuật quốc gia Kazakhstan.
Mới đây nhất, Bùi Công Duy được phong giáo sư danh dự Đại học Nghệ thuật quốc gia Kazakhstan. Trước đó, ngôi trường nổi tiếng này chỉ phong giáo sư cho một vài huyền thoại violin thế giới Victor Tretyakov - người đoạt huy chương vàng cuộc thi danh giá Tchaikovksy năm 1966, hay Eduard Grach - người đoạt giải thưởng Tchaikovksy năm 1962, Edward Schmieder - nhà sư phạm nổi tiếng người Mỹ… Vì vậy, được phong hàm giáo sư tại đây là một trường hợp cực hiếm hoi.
-> Cuộc sống “oái oăm” của 2 Đại tá là NSND, chuyên đóng vai tội phạm, trùm ma túy
Minh Phương